TIN TỨC > TIN TỨC CÔNG TY
Bản in
Ngành Công thương: Tạo cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế
Tin đăng ngày:6/2/2012 - Xem: 2294

Trong những năm qua, ngành công thương Nghệ An đã từng bước vượt qua thách thức và tăng trưởng mạnh mẽ, khẳng định vai trò là nòng cốt trong phát triển kinh tế. Nhân dịp Hội nghị xúc tiến đầu tư Hàn Quốc vào Nghệ An sẽ diễn ra tại Hà Nội tới đây, phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc trao đổi với Phó giám đốc Sở Công Thương – Nguyễn Tài Dũng xoay quanh những đóng góp của toàn ngành vào sự phát triển của tỉnh nhà. Ngô San thực hiện.

Xin ông chia sẻ những kết quả nổi bật của ngành công thương Nghệ An giai đoạn 2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013?

Giai đoạn 2011- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; trong nước chi phí đầu vào cho sản xuất tăng; việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa; thị trường thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng còn cao, số doanh nghiệp phát sản, đình đốn sản xuất tăng... đã tác động hạn chế sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Chính trị, Chính phủ, các Bộ, Ngành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, trong thời gian qua Sở Công Thương đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các chương trình như: Khai trường Sàn giao dịch thương mại điện tử Nghệ An (ecna.vn); Tổ chức thành công Hội chợ thương mại quốc tế Nghệ An 2012; Chương trình đưa hàng việt về nông thôn, miền núi; Triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...

Với những chương trình trên đã tạo động lực cho ngành phát triển mạnh mẽ góp phần nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm trên 22%. Năm 2012 đạt 12.550 tỷ đồng, tăng gần 5,85% so với năm 2002; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,9% năm 2000 lên 29% năm 2005 và 33% năm 2011. Bên cạnh đó, các ngành nghề ở vùng nông thôn phát triển mạnh như: mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ, chế biến hải sản, dệt thổ cẩm… đã tạo công ăn, việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động và có thương hiệu trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 18%. Hiện, cả tỉnh có 96 làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong tổng số 111 làng nghề và hàng trăm làng có nghề. Hoạt động khuyến công tạo điều kiện cho các địa phương, cơ sở tiếp cận với các chủ trương chính sách của Đảng. Góp phần đẩy nhanh phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp. Tạo điều kiện cho các huyện, thành thị xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đạt nhiều kết quả thuận lợi. Mặc dù được đánh giá là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu trên cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng, song với những kết quả đạt được có thể nói xuất khẩu thật sự là một trong những điểm sáng của kinh tế tỉnh nhà trong năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 522,25 triệu USD, tăng 8% so với năm 2011, vượt 30,5% so với kế hoạch xuất khẩu năm 2012 (400 triệu USD). Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 257,83 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ và vượt 17,2% so với chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2012, trong khi số lượng các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn giảm mạnh thì hoạt động xuất khẩu hàng hóa có tới 146 doanh nghiệp tham gia, tăng thêm 22 doanh nghiệp so với năm 2011, trong đó có 48 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên và 23 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 3 triệu USD trở lên: Công ty TNHH Thanh Thành Đạt với 44,26 triệu USD; Công ty CP TM Bắc Hồng Lam 14,33 triệu USD; Công ty CP Xuất nhập khẩu Nghệ An 11,16 triệu USD, Công ty THHH CBPP Thủy sản Xuri Việt Trung 11,8 triệu USD và Công ty CP ĐT HTKT Việt Lào 11,66 triệu USD….

Theo ông, Hội nghị xúc tiến đầu tư Hàn Quốc vào Nghệ An lần này sẽ đem lại những cơ hội gì cho các doanh nghiệp Nghệ An?

Hàn Quốc là một nhà đầu tư lớn nhất tại Nghệ An trong thời điểm hiện nay. Theo thống kê, tình đến tháng 6 năm 2013, đã có 11 dự án đầu tư còn hiệu lực, vốn đăng ký 60,97 triệu USD, sử dụng trên 10.000 lao động địa phương.

Năm 2012 các doanh nghiệp Nghệ An đã xuất sang thị trường Hàn Quốc được hơn 16 triệu USD, 4 tháng đầu năm 2013 đạt gần 5 triệu USD với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu của Nghệ An sang Hàn Quốc chủ yếu gồm: đá các loại, nhôm vụn, hàng may mặt, nhựa thông, dăm gỗ, ớt cay, hành, tỏi...

Năm 2012 nhập khẩu từ Hàn Quốc trên 30 triệu USD, 4 tháng đầu năm nhập khẩu 12,7 triệu USD. các mặt hàng nhập khẩu từ Hà Quốc gồm nhựa nguyên liệu sản xuất, hạt nhựa, máy móc thiết bị, linh kiện lắp ráp ôtô, xe mát, giấy Crap...

Tại hội nghị lần này, hy vọng có thể thu hút càng nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Hàn Quốc vào đầu tư, làm ăn tại Nghệ An từ các ngành hàng Hàn Quốc có thế mạnh như: lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, cơ khí, điện tử, điện lạnh, công nghệ cao.. Cũng huy vụng qua đó, doanh nghiệp Nghệ An có thể tìm kiếm đối tác để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, liên kết với doanh nghiệp Hàn Quốc để sản xuất và kinh doanh...

Theo kết quả công bố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2012, Nghệ An đứng thứ 46/63 tỉnh thành, tăng 3 bậc so với năm 2011. ông có nhận định gì về kết quả này? Theo ông để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thì đâu là những việc cần làm ngay của Nghệ An?

Chỉ số PCI của Nghệ An liên tục tăng qua các năm thể hiện: năm 2009 chỉ số năng lực cạnh tranh đứng thứ 56, 2010 đứng thứ 54, năm 2011 đứng vị trí thứ 49, năm 2012 đứng vị trí thứ 46 từ chỗ ở vị trí trung bình năm 2010 đã vươn lên vị trí khá 2011 và đến năm 2012 đã vượt lên 3 bậc so với năm 2011 là một kết quả đáng khích lệ và cho thấy việc cải thiện môi trường đầu tư đang tiến bộ dần qua các năm.

Điều này cho thấy sự nỗ lực của UBND tỉnh, các cấp, các ngành trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Điều đó đã được phản ánh thông qua kết quả đầu tư của Nghệ An qua các năm 2011, 2012. Đầu tư vào Nghệ An năm 2011: có 55 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án đầu tư vốn FDI được cấp phép (đó là: Đầu tư Sản xuất sản phẩm da và dệt may vốn đầu tư 11,6 triệu USD, do Công ty TNHH Prex Vinh làm chủ đầu tư, vào cụm công nghiệp Lạc Sơn, huyện Đô Lương và Đầu tư Nhà máy sản xuất gia công đồ chơi trẻ em các loại vốn đầu tư 5 triệu USD, do Công ty TNHH matric Vinh làm chủ đầu tư vào KCN Bắc Vinh). Năm 2012 có 62 dự án được cấp phép, trong đó có 59 dự án đầu tư trong nước và 3 dự án đầu tư vốn FDI (Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thực phẩm Việt Hàn, chủ đầu tư Công ty XNK Thực phẩm Việt Hàn, vốn đầu tư 0,35 triệu USD; Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị, điện tử viễn thông Hitech BSE Việt Nam, do Công ty Điện tử BSE VN làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 30 triệu USD, đầu tư vào KCN Nam Cấm, Dự án đầu tư Xưởng sơ chế và cất trữ nguyên liệu gỗ, Công ty CP Ván nhân tạo Tân Việt Trung, vốn đầu tư 0, 55 triệu USD vào KCN Nam Cấm).

Để cải thiện môi trường đầu tư của Nghệ An thì đầu là những việc cần làm ngay:

Trong những năm qua, Nghệ An đã nỗ lực rất nhiều kêu gọi “trải thảm đỏ” mời các nhà đầu tư vào đầu tư, tuy nhiên để thực hiện cải thiện môi trường đầu tư thì không phải riêng một cơ quan, một ban, ngành và cá nhân nào mà cần phải có sự phối hợp và thực hiện đồng bộ từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, ban, ngành, trước mắt cần thực hiện tốt một số việc sau đây:

- Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lãnh đạo các cấp, ngành, cán bộ, công chức nhất là các cơ quan liên quan đến chỉ số PCI; đưa nội dung về cải thiện chỉ số PCI nói tiêng và môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, các sở, ngành, địa phương vào sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề sinh hoạt chi bộ, đảng bộ để nâng cao nhận thức, tư duy và cách làm của cán bộ công chức và doanh nghiệp.

- Thứ hai, tiếp tục triển khai mạnh mẽ và sâu rộng công tác cải cách hành chính (từ tư duy, nhận thức cho đến hành động); triển khai cơ chế một cửa liên thông nhằm giúp nhà đầu tư giảm trừ thời gian trong giải quyết các thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức.

- Thứ ba, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và công khai kịp thời các cơ chế, chính sách, các loại quy hoạch của tỉnh (quy hoạch phát triển kinh tê- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch địa điểm xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực..) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và các cơ hội đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Thứ tư, chủ động gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe các phản hồi, phản ánh tư cơ sở, doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thông qua địa chỉ website và qua đường dây nóng (mỗi cơ quan đều có trang web để doanh nghiệp phản ánh, đặt câu hỏi) và hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh.

- Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của các cơ quan chuyên môn và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo tỉnh để khắc phục hạn chế, yếu kém trong môi trường đầu tư.

Tin tức Công ty khác:
Nghệ An: Xuất khấu lạc khởi sắc nhờ "cú huých" chính sách (10/6/2013)
Nghệ An: Khởi công xây dựng Nhà máy chế biến bột cá (12/1/2013)
Ngành Công thương: Tạo cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế (6/2/2012)
10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương Nghệ An năm 2012 (4/2/2012)
 
Giới thiệu công ty
Công ty TNHH chế biến phụ phẩm thủy sản XURI Việt Trung là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu Bột cá, Mỡ cá và các mặt hàng nông sản. Xuất khẩu thị trường chính: Trung Quốc, Thái Lan.
Hỗ trợ trực tuyến

Sale - 0913.562.526

Office - 0383.779.666
Today: 139 - All: 565,912
Thông tin cần biết
 
Công ty TNHH Chế biến phụ phẩm thủy sản Xuri Việt Trung
Trụ sở: Số 56, đường Nguyễn Kiệm, Khối 8, P.Trường Thi, TP  Vinh, Nghệ An
Địa chỉ nhà máy: Xóm 10, Diễn Hùng, Diễn Châu, Nghệ An
Điện thoại: 02383.779.666 - Fax: 02383.779.777 Email: info@xuriviettrung.com 
Giấy chứng nhận ĐKKD số 2901224697 thay đổi lần 6 ngày 16/12/2013